(NCPLĐTO) – Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam cho thấy, trong 8 tháng năm 2024, doanh thu của tập đoàn cùng các công ty con đã tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Để hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2024, doanh nghiệp hiện tiếp tục nỗ lực phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, gia tăng các tính năng và ưu thế vượt trội cùng giá trị dinh dưỡng của những sản phẩm hiện hữu để thu hút khách hàng. Trong đó, tiếp tục đầu tư để nâng cấp trình độ chuyên môn và năng lực công nghệ cho đội ngũ cán bộ, người lao động tại doanh nghiệp. Đây là thời điểm quan trọng, giúp doanh nghiệp có sự bứt phá trong tương lai gần.
Trong khi đó, những thuận lợi mà doanh nghiệp nhìn nhận phần lớn xuất phát từ những nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giải quyết gốc rễ các vấn đề kinh tế. Trong những tháng cuối năm 2024, tác động từ chính sách tăng lương cơ sở, chính sách giảm thuế VAT xuống 8%; chính sách giảm các khoản thuế, phí để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp đang được kỳ vọng sẽ lan tỏa và tạo hiệu ứng tích cực giúp doanh nghiệp vượt khó, tăng trưởng.
Nghiên cứu của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Tạp chí DN và TTVN cho thấy, bình quân trong các tháng của năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023 và CPI bình quân chung tăng 4,12%. Dù áp lực lạm phát năm 2024 dự báo sẽ ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2023 khi giá nguyên vật liệu, chi phí logistics đang ở mức cao, chưa kể giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, học phí được điều chỉnh, tăng lương tối thiểu vùng,…Thế nhưng, nhiều khả năng vẫn được kiểm soát tốt và giá cả toàn cầu, giá dầu tương đối ổn định ngang mức năm 2023, sức ép từ tỷ giá giảm dần và các chính sách điều hành ngày càng được phối hợp hiệu quả hơn.
Qua đó, sự ổn định và dần phục hồi của kinh tế vĩ mô nhờ các biện pháp điều hành kinh tế, các chính sách tài khóa và tiền tệ, các gói kích thích, hỗ trợ linh hoạt của Chính phủ thể hiện cam kết trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định, được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. Điển hình, việc cải thiện môi trường pháp lý với nhiều bộ luật mới được thông qua cũng được các doanh nghiệp đánh giá cao và coi là điều kiện thuận lợi đối với doanh nghiệp. Nhằm giúp các doanh nghiệp và các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đạt được sự phát triển cân bằng và bền vững thì việc từng bước hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và nhất quán là tiền đề vô cùng quan trọng.
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng ghi nhận rằng, nền kinh tế toàn cầu đang ổn định lại sau thời gian chứng kiến các cú sốc tiêu cực cùng lúc diễn ra. Mặc dù, có sự cải thiện trong triển vọng ngắn hạn, triển vọng toàn cầu vẫn khiêm tốn so với quá khứ và không đồng đều do độ trễ tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, củng cố cân đối ngân sách, tăng trưởng tiêu dùng chưa có bước đột phá và tình trạng phân mảnh thương mại tiếp tục diễn ra.
Dưới góc độ chuyên gia, TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Phó TBT TC DN và TTVN, các doanh nghiệp hiện bày tỏ sự lo ngại về các thách thức dai dẳng liên quan đến bất ổn địa chính trị kéo dài, khó đoán định, sự thay đổi của các chính sách thương mại tại một số nền kinh tế sau bầu cử, cạnh tranh giữa các cường quốc về thương mại và công nghệ…Trong đó, hiện có 46,7% doanh nghiệp được hỏi, tỏ ra lo ngạisức ép từ tỷ giá và lạm phát sẽ là yếu tố thách thức làm tình trạng tài chính của bản thân doanh nghiệp trở nên căng thẳng. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND cũng đã nhích tăng từ đầu năm, rồi tăng vọt vào thời điểm tháng 4 năm nay và hiện duy trì mức cao trong những tháng gần đây.
Như vậy, trong thời gian sắp tới, tỷ giá được nhận định có thể sẽ hạ nhiệt và dao động với biên độ hẹp hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu hạ lãi suất và Ngân hàng Nhà nước có các động thái điều hành linh hoạt, thặng dư thương mại và thị trường vàng ổn định hơn, dòng vốn FDI dồi dào cũng như triển vọng du lịch phục hồi mạnh mẽ. Do đó, để đạt tăng trưởng kỳ vọng từ nay tới cuối năm, các doanh nghiệp cần tập trung vào những giải pháp chiến lược như tối ưu chi phí – đổi mới – kết nối và nhân sự.
Trong khi đó, có 62,5% doanh nghiệp chọn chiến lược tối ưu hóa chi phí hoạt động sẽ là ưu tiên trọng tâm cần được thúc đẩy để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận, qua nhiều hoạt động đã và đang được triển khai như tái cấu trúc doanh nghiệp, tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trên cơ sở cấu trúc chi phí tối ưu hơn, doanh nghiệp kỳ vọng có thể tái đầu tư vào công nghệ, đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường một cách bền vững hơn.
Có thể thấy, với chiến lược đổi mới, thích ứng với thị trường tiếp tục là kim chỉ nam đối với các doanh nghiệp khi xoay sở để tăng lợi nhuận bền vững. Khả năng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo ra các nguồn thu nhập mới, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đặc biệt, khâu kết nối, tăng cường hợp tác, liên kết với các đối tác cũng được nhiều doanh nghiệp chú trọng nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường, chia sẻ nguồn lực và giảm thiểu rủi ro, bổ sung thế mạnh của nhau để cùng mạnh mẽ hơn, trong khi phát triển nhân sự – tài sản chiến lược của doanh nghiệp tiếp tục năm thứ tư liên tiếp nằm trong Top 5 là chiến lược trọng tâm vào nửa cuối năm nay của doanh nghiệp
TS. Hồ Minh Sơn khẳng định, doanh nghiệp chọn chiến lược kết nối đang là cách hỗ trợ mở rộng thị trường, có thêm nhiều khách hàng mới và thúc đẩy hoạt động phân phối sản phẩm ngày càng mạnh mẽ, lan tỏa giá trị tới ngày càng nhiều người dân Việt Nam.
Luật gia Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng Viện IRLIE, Giám đốc Trung tâm CFV