(NCPLĐTO) – Chiều 7/11/2024, Đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam; Tạp chí Việt Nam Hương Sắc; Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC); Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS); Trung tâm Nghiên cứu về Chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam (CFV); Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, pháp luật cho đầu tư, phát triển công nghệ Blockchain (CBT) do TS. Hồ Minh Sơn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hội LHPN tỉnh An Giang.
Quang cảnh buổi làm việc
Nhằm chuẩn bị tốt cho công tác chương trình toạ đàm “Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 4.0- Những yếu tố pháp lý liên quan” sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 12/2024 tại tỉnh An Giang. Toạ đàm sẽ thu hútnhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật…và lãnh đạo của các cơ quan Trung ương, các cơ quan thông tấn báo chí tham dự, nên công tác chuẩn bị cần phải được đoàn công tác và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang đặc biệt chuẩn bị chu đáo làm mục tiêu trọng tâm.
Tham dự buổi làm việc, về phía Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang có: Bà Phan Thị Diễm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; bà Nguyễn Thị Quyến – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; các Trưởng, Phó Ban Gia đình Xã hội và Kinh tế, Quỹ hỗ trợ Phụ nữ tỉnh An Giang.
Về phía đoàn công tác có: Ông TS. Hồ Minh Sơn; Ths Lê Xuân Thăng – Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Cố vấn Viện IMRIC; Ths Trần Quốc Duy – Phó Viện trưởng viện IMRIC; Ths Phạm Trắc Long – Phó Viện trưởng viện IRLIE, Giám đốc Trung tâm TTLCC, Trung tâm CFV; Đạo diễn Lâm Quang Tèo – Phó Giám đốc Trung tâm nghệ thuật nhà nông Việt (Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam); Ông Hồ Phú Quốc Cương – Phụ trách văn phòng phía Nam Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam; ông Võ Văn Nhân – Phòng phóng viên Tạp chí Việt Nam Hương Sắc.
Phụ nữ An Giang với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, các hoạt động hướng về cơ sở, đáp ứng nguyện vọng của hội viên, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt trong thời gian vừa qua với các kết quả đạt được đã đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Về công tác chăm lo, hỗ trợ hội viên phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tạo nên phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. Các cấp Hội triển khai phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình thông qua các hoạt động giúp nhau về tiền, ngày công, cây con giống; hỗ trợ phương tiện sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời xây dựng kế hoạch giúp hộ gia đình hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo…Trong đó, chương trình đào tạo, hướng dẫn cho hội viên được tiếp cận công nghệ số, tìm hiểu pháp lý để khởi nghiệp trong thời kỳ số là vấn đề được Hội Liên hiệp phụ nữ quan tâm hàng đầu.
TS. Hồ Minh Sơn đã thay mặt Đoàn công tác cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu, nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Phan Thị Diễm – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: “Hiện nay, sàn Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến và ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nông hộ, hội viên của Hội LHPN tỉnh. Nhằm giúp cho hội viên phụ nữ, thanh niên được trang bị kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử phổ biến như Lazada, Shoppee, Tiki, Tiktok shop, Facebook… và các chiến lược xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, phát triển chuỗi giá trị tại địa phương. Năm 2024, nhiều hình thức mua sắm mới được phát triển mạnh mẽ, điển hình là xu hướng livestream (bán hàng phát trực tiếp) và bán hàng đa kênh đã đem lại doanh thu khổng lồ cho các nhà bán hàng chuyên nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của thương mại điện tử đối với sự phát triển, thời gian qua, Đảng và Nhà nước, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm, chỉ đạo nhằm phát triển thương mại ổn định và bền vững”.
Bà Nguyễn Thị Quyến – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang nhận định, để phát triển bứt phá hơn nữa trong năm 2024 và những năm tiếp theo, các doanh nghiệp, nông hộ, hội viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh cần thống kê chính xác các khó khăn đang phải đối mặt trong quá trình triển khai thương mại điện tử và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình. Qua đó, giúp các cơ quan quản lý hiểu rõ hơn những thách thức mà hội viên đang gặp phải để có những chính sách hỗ trợ cụ thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Song song đó, quý hội viên, thanh niên cũng cần nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực thương mại điện tử, tăng cường đầu tư các thiết bị cần thiết để có thể ứng dụng thương mại và công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, xây dựng chính sách, chiến lược kinh doanh cụ thể và đa dạng về hình thức bán hàng, phương thức thanh toán, chính sách chăm sóc khách hàng… Đặc biệt sẽ chú trọng vào công tác phối hợp tìm đầu ra cho sản phẩm của hội viên, gắn mạc sản phẩm occop và học tập xin chuyển giao các công nghệ mới tiên tiến cho sự phát triển kinh tế của các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của tỉnh nhà ra thị trường.
Tại buổi làm việc, TS. Hồ Minh Sơn chia sẻ: “Cuộc CMCN 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các nền tảng số đã mở ra cơ hội lớn cho công đồng DN, Quý cô, quý chị là chủ nhiệm HTX, hộ kinh doanh trong việc tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu và bán hàng. Trong suốt những năm qua, việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh đã có bước phát triển nhất định, từ nhận thức đến việc thực hiện nhiều giải pháp trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực CNTT, các giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, MXH từng bước được cải thiện theo hướng nâng cao.
Cùng với đó, phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo quốc gia, trong đó lưu ý hệ sinh thái riêng cho phụ nữ khởi nghiệp; hình thành và phát huy hiệu quả mạng lưới chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo, nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong nước, quốc tế nhằm hỗ trợ các ý tưởng/dự án khởi nghiệp của phụ nữ. TS. Hồ Minh Sơn cho rằng pháp lý khởi nghiệp là các quy định và quy tắc pháp lý liên quan đến việc thành lập và vận hành một doanh nghiệp khởi nghiệp hay startup khởi nghiệp. Nó bao gồm các quy định về đăng ký kinh doanh, thuế, lao động, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng và các lĩnh vực pháp lý khác. Pháp lý khởi nghiệp đảm bảo rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hợp pháp và tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo sự bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Pháp lý rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp vì nó đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, thậm chí có thể dẫn đến khởi nghiệp thất bại khi không hiểu về vấn đề pháp lý. TS. Hồ Minh Sơn nêu một số tầm quan trọng của pháp lý trong khởi nghiệp: Pháp lý giúp đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều này giúp tránh các vấn đề pháp lý và khủng hoảng trong tương lai; Pháp lý giúp bảo vệ quyền sở hữu công nghệ, ý tưởng và tài sản của người sáng tạo, đảm bảo rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể sử dụng và phát triển tài sản của mình mà không bị vi phạm; Pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền. Điều này giúp đảm bảo rằng ý tưởng và sản phẩm của bạn được bảo vệ và không bị người khác sử dụng trái phép; Pháp lý định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia vào một hợp đồng. Điều này giúp khởi nghiệp có thể thiết lập các mối quan hệ đối tác, cung cấp dịch vụ và hợp tác với các bên thứ ba một cách rõ ràng và an toàn; Pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, là một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc công bằng và an toàn.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Năm 2024 và những năm tiếp theo, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang cần thống kê chính xác các khó khăn đang phải đối mặt trong quá trình triển khai thương mại điện tử và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các cơ quan quản lý hiểu rõ hơn những thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải để có những chính sách hỗ trợ cụ thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Song song đó, quý cô, quý nữ doanh nghiệp cũng cần nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực thương mại điện tử, tăng cường đầu tư các thiết bị cần thiết để có thể ứng dụng thương mại và công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, xây dựng chính sách, chiến lược kinh doanh cụ thể và đa dạng về hình thức bán hàng, phương thức thanh toán, chính sách chăm sóc khách hàng…”
Với hình thức kinh doanh online, kinh doanh số, sản xuất sản phẩm theo mô hình mới và chuẩn chỉnh pháp lý để quý nữ doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm lên các nền tảng giao dịch thương mại điện tử trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò là bên bán các sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng có thể hỗ trợ khách hàng trong và ngoài nước cùng với đó nhanh chóng có doanh thu và phù hợp với thói quen sử dụng các nền tảng như Facebook, Zalo… của khách hàng.
Hội nghị Tập huấn dự kiến diễn trong vòng 1 ngày, các hội viên, doanh nghiệp, thanh niên được nghe các chuyên gia đầu ngành về lỉnh vực thương mại điện tử, Luật sư, Nhà báo, phổ biến các kiến thức về: Thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP; Xu hướng thương mại điện tử, xác định Unique Selling Poin (Điểm bán hàng khác biệt), xây dựng hệ thống bán hàng liên kết (Affiliate), xây dựng lời chào bán hàng hấp dẫn, Tạo trang bán hàng trên các sàn TMĐT (Lazada, Shoppee, Tiki, Tik Tok Shop, FaceBook…), tư vấn về chuẩn hoá pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử, bộ nhận diện thương hiệu, quảng cáo bán hàng …
Bên cạnh đó, Hội LHPN cần nhạy bén trong công tác nắm bắt tư tưởng hội viên phụ nữ để phát huy các nhiệm vụ. Chủ động triển khai thực hiện các đề án, dự án; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội, khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ… Quan tâm, có ý kiến kiến nghị, đề xuất các đơn vị liên quan triển khai công việc thuận lợi hơn; Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh cần bao quát hơn trong các hoạt động để chỉ đạo tốt, cùng đoàn công tác đồng hành triển khai thực hiện hiệu quả chương trình Toạ đàm sắp tới cũng như các hoạt động của Hội trong thời gian tới…
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng
Sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã có buổi thăm và làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng. Tại đây, Đoàn công tác đã thảo luận về công tác triển khai phối hợp với các sở ngành tại tỉnh An Giang như: Sở Văn hoá Thể thao và Du Lịch, Sở Nông nghiệp và PTTNT, Sở Công Thương, Sở Tư pháp…về thúc đẩy phát triển kinh tế đặc thù vùng sông nước tỉnh An Giang. Trong đó, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam và Tạp chí Việt Nam Hương Sắc sẽ là đơn vị truyền thông chung tay đồng hành cùng dòng chảy Văn hoá – Kinh tế với tỉnh An Giang.
Văn Nhân – Phú Quốc