nghiencuupldautu.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Đầu tư
  • Kinh tế
  • Tài Chính
  • Phát luật
    Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

    Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

    TS. Hồ Minh Sơn yếu tố pháp lý của kẻ thủ ác vụ án giết người liên quan đến việc thăm con sau ly hôn và chủ shop online né đóng thuế sẽ đối diện mức phạt nào?

    TS. Hồ Minh Sơn yếu tố pháp lý của kẻ thủ ác vụ án giết người liên quan đến việc thăm con sau ly hôn và chủ shop online né đóng thuế sẽ đối diện mức phạt nào?

    Bộ GD&ĐT cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản

    Bộ GD&ĐT cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản

    Ngân hàng SHB phát cảnh báo khẩn: Mạo danh chuyển phát thẻ tín dụng để lừa đảo tinh vi, khách hàng cần cực kỳ cảnh giác

    Ngân hàng SHB phát cảnh báo khẩn: Mạo danh chuyển phát thẻ tín dụng để lừa đảo tinh vi, khách hàng cần cực kỳ cảnh giác

    Lường trước rủi ro để quản lý giao dịch tài sản mã hóa

    Lường trước rủi ro để quản lý giao dịch tài sản mã hóa

    TS. Hồ Minh Sơn: Người bị tạm giữ, tạm giam không được gặp thân nhân và vay tiền ngân hàng rồi qua đời, số nợ xử lý thế nào?

    TS. Hồ Minh Sơn: Người bị tạm giữ, tạm giam không được gặp thân nhân và vay tiền ngân hàng rồi qua đời, số nợ xử lý thế nào?

    Trending Tags

    • COVID-19
    • Donald Trump
    • Pandemic
    • Bill Gates
    • Corona Virus
  • Trang chủ
  • Đầu tư
  • Kinh tế
  • Tài Chính
  • Phát luật
    Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

    Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

    TS. Hồ Minh Sơn yếu tố pháp lý của kẻ thủ ác vụ án giết người liên quan đến việc thăm con sau ly hôn và chủ shop online né đóng thuế sẽ đối diện mức phạt nào?

    TS. Hồ Minh Sơn yếu tố pháp lý của kẻ thủ ác vụ án giết người liên quan đến việc thăm con sau ly hôn và chủ shop online né đóng thuế sẽ đối diện mức phạt nào?

    Bộ GD&ĐT cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản

    Bộ GD&ĐT cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản

    Ngân hàng SHB phát cảnh báo khẩn: Mạo danh chuyển phát thẻ tín dụng để lừa đảo tinh vi, khách hàng cần cực kỳ cảnh giác

    Ngân hàng SHB phát cảnh báo khẩn: Mạo danh chuyển phát thẻ tín dụng để lừa đảo tinh vi, khách hàng cần cực kỳ cảnh giác

    Lường trước rủi ro để quản lý giao dịch tài sản mã hóa

    Lường trước rủi ro để quản lý giao dịch tài sản mã hóa

    TS. Hồ Minh Sơn: Người bị tạm giữ, tạm giam không được gặp thân nhân và vay tiền ngân hàng rồi qua đời, số nợ xử lý thế nào?

    TS. Hồ Minh Sơn: Người bị tạm giữ, tạm giam không được gặp thân nhân và vay tiền ngân hàng rồi qua đời, số nợ xử lý thế nào?

    Trending Tags

    • COVID-19
    • Donald Trump
    • Pandemic
    • Bill Gates
    • Corona Virus
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
nghiencuupldautu.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kinh tế

TS. Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: Việt Nam lan toả thành tựu, dấu ấn để hội nhập sâu rộng khi tham gia WTO

Editor bởi Editor
trong Kinh tế
TS. Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế: Việt Nam lan toả thành tựu, dấu ấn để hội nhập sâu rộng khi tham gia WTO

(NCPLĐTO) – Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều thách thức, song những thành tựu và dấu ấn đã đạt được cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong việc khai thác cơ hội, cải thiện môi trường kinh doanh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Có thể thấy, trong quá trình đàm phán gia nhập, Văn phòng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế là Cơ quan điều phối, phối hợp liên ngành chịu trách nhiệm tổ chức các phiên đàm phán gia nhập WTO, đàm phán ký kết các FTA và các tổ chức, định chế quốc tế khác như TIFA (Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ), IPEF (Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương)…

Điểm lại một số dấu ấn nổi bật đã được ghi nhận, chúng tôi có dịp được gặp ông Trịnh Minh Anh- Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, kiêm Chánh Văn phòng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế, được lắng nghe chia sẻ của ông xoay quanh vấn đề này.

TS. Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Theo TS. Trịnh Minh Anh cho rằng: “Gia nhập WTO mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình khá cao, với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực như sản xuất, xuất khẩu và đầu tư. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam không ngừng mở rộng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ từ sau khi gia nhập WTO. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và duy trì qua các năm (từ mức 48,5 tỷ USD vào năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đến khoảng 264 tỷ USD vào năm 2019, tức là tăng hơn 5 lần trong vòng 12 năm); các thị trường xuất khẩu mở rộng mạnh mẽ (đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Buy JNews
ADVERTISEMENT

Điển hình, thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại chủ lực); tăng trưởng vượt bậc trong các ngành xuất khẩu chủ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho vào ngành công nghiệp xuất khẩu. Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, và LG đã đầu tư vào Việt Nam, giúp nâng cao năng lực sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, yếu tố tăng trưởng xuất khẩu giúp cải thiện rõ rệt cán cân thương mại của Việt Nam từ chỗ thường xuyên nhập siêu trước khi gia nhập WTO đã dần chuyển sang xuất siêu…Trong giai đoạn từ 2011 trở đi. Điều này, chứng tỏ năng lực sản xuất và cung ứng của Việt Nam được cải thiện, nhờ vào cơ hội thương mại mà WTO mang lại.

Đồng thời, gia nhập WTO đã tạo ra bước ngoặt lớn qua việc tăng trưởng mạnh mẽ về FDI đăng ký và thực hiện; gia tăng mạnh mẽ đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến, nhất là ngành có khả năng xuất khẩu cao; phát triển mở rộng khu công nghiệp và khu kinh tế; đa dạng hóa đối tác đầu tư; đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế và tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Các tập đoàn lớn từ khắp nơi trên thế giới đã đầu tư mạnh vào Việt Nam, không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp, tạo việc làm và nâng cao năng lực sản xuất. Thành công này cho thấy vai trò quan trọng của WTO trong việc mở cửa thị trường và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn nữa, gia nhập WTO thúc đẩy Việt Nam phải cải cách và hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại và đầu tư, nhằm phù hợp với cam kết quốc tế và nâng cấp môi trường kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, với tư cách thành viên WTO đã giúp Việt Nam có cơ hội đóng góp tích cực hơn vào vấn đề kinh tế toàn cầu, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Việt Nam đã tích cực tham gia hoạt động của WTO và diễn đàn quốc tế, thể hiện vai trò xây dựng và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tích cực tham gia, ký kết nhiều FTA song phương và đa phương với các đối tác chiến lược như Hiệp định Đối tác Thương mại Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP). Tiến trình này đã giúp Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội thị trường mới, cả về lượng và chất, để mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.

Ngoài ra, gia nhập WTO mang lại những ảnh hưởng tích cực với xã hội, nhất là trong việc giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân. Phát triển kinh tế đã giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của người lao động”.

Cũng theo TS. Trịnh Minh Anh, nhấn mạnh: “Gia nhập WTO giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường quốc tế, nhờ vào việc được hưởng ưu đãi thuế quan và tiếp cận các đối tác thương mại lớn. Điều này giúp tăng doanh thu và thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất khẩu. Song song việctiếp cận các thị trường lớn với yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm đã thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến công nghệ và quản lý để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn không chỉ ở thị trường quốc tế mà cả trong nước.

Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút FDI, không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn cung cấp công nghệ, kỹ năng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa học hỏi, mở rộng quy mô và hiện đại hóa sản xuất. Doanh nghiệp Việt Nam đã được tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn quốc tế, góp phần tạo nên sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Điều này thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao năng lực quản lý.

Cụ thể, với việc tuân thủ cam kết của WTO, môi trường kinh doanh tại Việt Nam trở nên minh bạch hơn, thủ tục hành chính cũng được đơn giản hóa. Tạo điều kiện cho Việt Đàm phán ký kết FTA và khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại khác. Tuy nhiên, tham gia WTO đồng nghĩa với việc thị trường nội địa mở cửa cho hàng hóa từ nhiều quốc gia khác. Điều này gây áp lực cạnh tranh lớn với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế năng lực và công nghệ. Cùng với đó, doanh nghiệp phải thỏa mãn tiêu chuẩn quốc tế khắt khe về chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường, nguồn gốc xuất xứ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu này do thiếu vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý.

Qua đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và cải thiện sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả. Thếnhưng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và công nghệ hiện đại dẫn đến khó có thể đạt được hiệu quả sản xuất và chất lượng tương đương với doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù gia nhập WTO giúp giảm thuế quan với hàng hóa xuất khẩu nhưng nhiều nước vẫn áp dụng rào cản phi thuế quan tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu sản phẩm. Cùng đó là khó khăn trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gây ảnh hưởng đến năng suất và khả năng cạnh tranh”.

TS. Trịnh Minh Anh

TS. Trịnh Minh Anh, nhận định:“Bộ Công Thương/Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế những năm qua đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ Công Thương đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và kết nối đối tác quốc tế thông qua chương trình giao thương, hội thảo, hội nghị thương mại quốc tế. Thường xuyên cung cấp thông tin về xu hướng thị trường, quy định và tiêu chuẩn mới của quốc gia đối tác. Bộ cũng dự báo thị trường, phân tích xu hướng kinh tế giúp doanh nghiệp có được những thông tin cập nhật và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh phù hợp, tránh được rủi ro từ những biến động quốc tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ Công Thương đã phối hợp với ngân hàng và tổ chức tài chính hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, tổ chức đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp kỹ năng cần thiết như quản lý, marketing quốc tế, thương mại điện tử, cập nhật quy định pháp lý quốc tế giúp thích ứng tốt hơn với yêu cầu từ thị trường.

Bộ Công Thương còn cung cấp tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp về FTA, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ và quy định về phòng vệ thương mại. Bộ cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi trước vụ kiện phòng vệ thương mại quốc tế. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất và kinh doanh; xây dựng nền tảng thương mại điện tử quốc gia, tổ chức chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Mặt khác, phối hợp với hiệp hội ngành hàng để xây dựng chuỗi cung ứng và liên kết doanh nghiệp trong nước giúp tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh bền vững, giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Cũng theo TS. Trịnh Minh Anh, cho hay: “Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách và thể chế kinh tế nhằm đáp ứng các cam kết của WTO và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý nhà nước giúp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút đầu tư. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và cắt giảm thủ tục hành chính là hai nhóm vấn đề cần ưu tiên nhất.

Việt Nam cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về thị trường và khả năng đáp ứng yêu cầu quốc tế; chú trọng đào tạo nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng chuyên môn và năng lực quản lý. Ngoài ra, cần đầu tư vào công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo trong sản xuất và quản lý; công nghệ số và trí tuệ nhân tạo có thể giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Phát triển các chuỗi cung ứng nội địa cần được chú trọng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, từ đó tăng cường tính tự chủ và khả năng chống chịu trước biến động toàn cầu. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao chất lượng và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo nguồn nguyên vật liệu và linh kiện nội địa, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và tăng tính bền vững.

Trong bối cảnh hội nhập WTO và các FTA, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không chỉ tập trung vào một số thị trường lớn mà còn lưu ý thị trường tiềm năng và phát triển. Bên cạnh đó, tăng cường xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm tại thị trường quốc tế thông qua hội chợ, triển lãm, hội nghị.

Khi hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại nên Bộ Công Thương đã và đang phát triển một hệ thống cảnh báo sớm. Tuy nhiên, vẫn cần tăng cường nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin, đào tạo về biện pháp phòng vệ thương mại để ứng phó và bảo vệ quyền lợi trong các vụ việc. Việt Nam cần tiếp tục tích cực tham gia hoạt động của WTO và diễn đàn kinh tế quốc tế để đóng góp ý kiến và bảo vệ lợi ích quốc gia. Để xây dựng chiến lược đàm phán hiệu quả, Việt Nam phải chuẩn bị kỹ càng nhằm bảo vệ lợi ích của ngành chủ lực và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững. Trong WTO và diễn đàn kinh tế đa phương, cần tham gia thường xuyên các cuộc họp và hoạt động của các tổ chức. Qua đó, xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu, khẳng định lập trường và cam kết của Việt Nam tại các khuôn khổ là thành viên”.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trịnh Minh Anh đã dành thời gian chia sẻ về thông tin quý báu này.

 TS. Hồ Minh Sơn/Nguồn Viện IMRIC

 

 

Bài viết liên quan

TS. Hồ Minh Sơn tham luận vấn đề pháp lý đặt ra trong việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Kinh tế

TS. Hồ Minh Sơn tham luận vấn đề pháp lý đặt ra trong việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

27 Tháng 6, 2025
Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”
Kinh tế

Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

20 Tháng 6, 2025
Long trọng Lễ Kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam và trao Kỷ niệm chương xây dựng, phát triển “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn Việt Nam
Kinh tế

Long trọng Lễ Kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam và trao Kỷ niệm chương xây dựng, phát triển “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn Việt Nam

18 Tháng 6, 2025
Tiếp và làm việc về đào tạo, bồi dưỡng khoa học, hợp tác nghiên cứu với Học viện kỹ năng VTALK
Kinh tế

Tiếp và làm việc về đào tạo, bồi dưỡng khoa học, hợp tác nghiên cứu với Học viện kỹ năng VTALK

15 Tháng 6, 2025
locknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng
Kinh tế

locknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng

13 Tháng 6, 2025
LYNCHA MEDIA&EVENT KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VỚI VICO GROUP
Kinh tế

LYNCHA MEDIA&EVENT KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VỚI VICO GROUP

5 Tháng 6, 2025

Bài viết mới

Tài Chính

Công bố lãi suất cho vay mua nhà đối với người dưới 35 tuổi

3 Tháng 7, 2025
Tài Chính

3 đồng tiền số có thể lên đỉnh mới trong tháng 7

1 Tháng 7, 2025
Chứng khoán

Luật mới về cấm góp vốn, cổ phần: Công chức cần lưu ý gì khi đầu tư chứng khoán?

1 Tháng 7, 2025
Tài Chính

Top 10 ngân hàng lãi suất cao nhất tháng 6.2025

1 Tháng 7, 2025
nghiencuupldautu.vn

Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn về Chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam số giấy phép A 2161 do Bộ Khoa học cấp phép ngày 09/12/2019; MST 0316108151.

Địa chỉ :412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Luật gia Phạm Trắc Long - Giám đốc
Luật gia Nguyễn Tuấn Tú - Phó giám đốc
Ông Nguyễn Kiên Cường - Phó giám đốc
Ông Nguyễn Hồng Phước - Chánh Văn phòng

Hotline: 0868366879

(Trang trong quá trình chạy thử nghiệm chờ cấp phép)

Danh mục

  • Chưa phân loại
  • Chứng khoán
  • Đầu tư
  • Kinh tế
  • Phát luật
  • Tài Chính

Bài viết mới

  • Công bố lãi suất cho vay mua nhà đối với người dưới 35 tuổi
  • 3 đồng tiền số có thể lên đỉnh mới trong tháng 7
  • Luật mới về cấm góp vốn, cổ phần: Công chức cần lưu ý gì khi đầu tư chứng khoán?
  • Top 10 ngân hàng lãi suất cao nhất tháng 6.2025
  • Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

© 2024 nghiencuupldautu.vn

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Đầu tư
  • Kinh tế
  • Tài Chính
  • Phát luật